25
Vãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi “Vòng thứ 18 quanh nước Mỹ ” (18 th Tour of America). Cũng như vào các muà hè trước đây, lần này tôi từ California đi qua phiá bờ biển miền Đông (East Coast) nước Mỹ để vưà tham dư các khoá hội thảo về Xây dựng Hoà bình ( workshop on Peacebuilding) tại các tiểu bang Tennessee, Virginia, vưà tiếp tục công việc nghiên cứu về “Xã hội Dân sự” tại Đông Âu tại Thư viện Quốc Hội và tại một vài Đại học khác. Nhân tiện cũng đến viếng thăm gia đình các bà con và bạn hữu nưã. Bài này, tôi xin dành riêng để viết về các cuộc viếng thăm này, mà tôi gọi là “Thăm viếng tại gia” (home visit = vãng gia), tức là đến sinh hoạt thăm viếng tại các gia đình bà con và bạn hữu, trong tình thân mật ấm cúng với từng gia đình một, chứ không phải là các cuộc viếng thăm có tính cách xã giao (courtesy visit) tại một cơ quan nơi trụ sở làm việc cuả họ (office). Nói chung thì tới đâu tôi cũng nhận được sự tiếp đón rất thân tình và nồng hậu cuả các gia chủ, bất kể họ là người Việt hay người Mỹ. Điều này khiến cho tôi thật là cảm động và đã giúp nâng đỡ tinh thần cho tôi thêm tin tưởng và hăng say hơn trong khi theo đuổi công việc hoạt động xã hội và văn hoá cuả mình. Để bạn đọc tiện bề theo dõi câu chuyện, tôi xin xếp

Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

Vãng gia trên đất Mỹ.

( Home visit in America )

Đoàn Thanh Liêm Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi “Vòng thứ 18 quanh nước Mỹ ” (18th Tour of America). Cũng như vào các muà hè trước đây, lần này tôi từ California đi qua phiá bờ biển miền Đông (East Coast) nước Mỹ để vưà tham dư các khoá hội thảo về Xây dựng Hoà bình ( workshop on Peacebuilding) tại các tiểu bang Tennessee, Virginia, vưà tiếp tục công việc nghiên cứu về “Xã hội Dân sự” tại Đông Âu tại Thư viện Quốc Hội và tại một vài Đại học khác. Nhân tiện cũng đến viếng thăm gia đình các bà con và bạn hữu nưã.Bài này, tôi xin dành riêng để viết về các cuộc viếng thăm này, mà tôi gọi là “Thăm viếng tại gia” (home visit = vãng gia), tức là đến sinh hoạt thăm viếng tại các gia đình bà con và bạn hữu, trong tình thân mật ấm cúng với từng gia đình một, chứ không phải là các cuộc viếng thăm có tính cách xã giao (courtesy visit) tại một cơ quan nơi trụ sở làm việc cuả họ (office). Nói chung thì tới đâu tôi cũng nhận được sự tiếp đón rất thân tình và nồng hậu cuả các gia chủ, bất kể họ là người Việt hay người Mỹ. Điều này khiến cho tôi thật là cảm động và đã giúp nâng đỡ tinh thần cho tôi thêm tin tưởng và hăng say hơn trong khi theo đuổi công việc hoạt động xã hội và văn hoá cuả mình.Để bạn đọc tiện bề theo dõi câu chuyện, tôi xin xếp đặt việc trình bày các nơi thăm viếng theo vùng địa lý từ miền Nam lên tới miền Bắc.Tính ra trong suốt 7 tuần lễ vừa qua trong tháng 5 và 6 năm 2009 này, tôi đã đi đến 7 tiểu bang thuộc miền Đông nước Mỹ cộng với thành phố Washington DC là thủ đô của Liên bang Hoa Kỳ.

1/ Thành phố Knoxville, tiểu bang Tennessee Bắt đầu là tiểu bang Tennessee ở miền Nam, vào mỗi mùa hè tôi thường đến sinh hoạt tại thành phố Knoxville và năm nay tôi cư ngụ tại nhà ông bà Jim và Sandy Foster. Gia đình Foster là thành viên chủ chốt của Viện Xây dựng Hoà bình thuộc miền Đông Tennessee (PIET = Peacebuilding Institute of East Tennessee). Ông Jim đã 74 tuổi, là một vị mục sư thuộc Nhà thờ Baptist nay đã về hưu, còn bà Sandy thì vẫn còn làm việc trong chức vụ Tuyên uý tại Nhà thương Nhi đồng của thành phố (Chaplain at The Children's Hospital). Nhà ông bà tương đối tiện nghi gọn ghẽ và nằm trong

Page 2: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

một khu đất rộng tới 2 acres tại khu vực rừng thưa với cây cối thật xanh tươi mát mắt. Sáng sớm mùa hè chim chóc líu lo đua nhau hót, thật là sinh động tươi vui rộn ràng. Cả đàn chú sóc và thỏ rừng nhởn nhơ chạy tung tăng trên các thảm cỏ lẫn với bụi cây chằng chịt.Trong số khách cư ngụ tại gia đình Foster này, ngoài tôi ra thì còn có hai người bạn nữa từ Ghana và Ethiopia bên Phi châu nữa. Trong nhà thì chỗ nào cũng thấy la liệt toàn là tài liệu sách báo, đủ loại. Ông Jim cho biết là phải có đến trên 9000 cuốn sách lớn nhỏ. Ngoài chuyện tham dự Hội thảo về đề tài xây dựng Hoà bình với các khách quốc tế như mọi năm trong mấy ngày cuối tuần, thì tôi ở lại thêm 3 ngày nữa để cùng bàn thảo với ông Jim về việc khai triển thêm các mối liên hệ quốc tế mà PIET đã gây dựng được trong suốt nhiều năm qua kể từ ngày phát động các seminars hàng năm vào mùa hè như thế này. Phòng làm việc của ông có đày đủ máy móc thiết bị cho cả hai chúng tôi cứ việc thoải mái sử dụng tuỳ theo nhu cầu công việc của mình.Khi tôi từ giã, ông Jim còn hoan hỉ cho tôi mượn đến 4 cuốn sách cần thiết cho sự tham khảo của tôi nữa.Bà Sandy thì ngoài việc đi làm mỗi ngày, thì lại lo lắng chăm sóc các bữa ăn cho chúng tôi thật là ân cần tươm tất. Bà rất hồn nhiên trao đổi với tôi về nhiều câu chuyện này nọ, nhất là về sự khác biệt trong lề lối sinh hoạt văn hoá giữa người Mỹ và người Á châu như tôi. Bà hay chở tôi ra siêu thị mua sắm thực phẩm, và như vậy càng có nhiều thời giờ trao đổi chuyện trò. Nói vắn tắt, thì mối liên hệ giữa tôi với gia đình Foster mỗi ngày càng thêm gắn bó mật thiết trong tình liên đới anh chị em cùng là con cái của Chúa Giêsu Cứu thế. Trong mỗi bữa ăn, chúng tôi đều cùng nắm tay nhau và cầu nguyện xin Chúa chúc phúc bình an cho mỗi người trong đại gia đình. Ông bà đã thành hôn với nhau từ trên 50 năm và con cái đều đã trưởng thành và ra ở riêng cả, chứ không còn người con nào ở chung với cha mẹ nữa. Do đó mà trong nhà luôn luôn có một vài căn phòng còn trống để dành cho khách vãng lai như trường hợp của ba chúng tôi vào lúc đó.Trong một tuần lễ chung sống với gia đình Foster, tôi thấy thật là hồn nhiên thoải mái y hệt như đang sống với anh chị em ruột thịt của mình vậy. Sandy lại đánh piano khá thành thạo, nên bà hay đánh đàn cho tôi nghe, và đặc biệt bà còn hát cho tôi nghe bài “Tennessee Waltz” là một bài ca rất nổi tiếng đã được Quốc hội Tiểu bang công nhận là một bài hát tiêu biểu của Tennessee. Thấy tôi dậy sớm và đi bộ hàng giờ xung quanh khu xóm, Sandy bày tỏ sự thán phục trước lề lối tập luyện kiên trì để trau dồi sức khoẻ như tôi, kết quả cụ thể là bà thấy tôi ăn rất ngon miệng các món mà bà đã dày công nấu nướng cho cả gia đình cùng ăn chung.Ít lâu sau, khi đã từ giã Knoxville để đi nơi khác, thì tôi đã gửi e-mail cảm ơn gia đình Foster; và ngay lập tức ông Jim đã trả lời tôi là : “Anh cứ an

Page 3: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

tâm, bất cứ lúc nào anh mà trở lại Knoxville, thì anh luôn luôn được tiếp đón như là một thành viên của gia đình chúng tôi vậy...”

2/ Thành phố Harrisonburg, tiểu bang Virginia.Sau Tennessee, tôi lại lên xe bus Greyhound đi tiếp về hướng Bắc tới thành phố Harrisonburg Virginia là nơi tôi thường xuyên đến tham dự các khoá sinh hoạt hội thảo do Viện Xây dựng Hoà bình Mùa hè (SPI = Summer Peacebuilding Institute) thuộc Đại học Eastern Mennonite University (EMU) tổ chức vào các tháng 5 và 6 mỗi năm. Tôi gắn bó với Đại học này là do hai vợ chồng anh chị Pat và Earl Martin tôi quen biết thân thương từ 40 năm trước lúc anh chị làm công tác xã hội nhân đạo ở Việt nam. Bà con ở Quảng ngãi thì phần đông đều còn nhớ đến anh Kiến và cô Mai trong số mấy người Mỹ thuộc tổ chức xã hội Mennonite mà chăm sóc cho các nạn nhân chiến cuộc tại thành phố đó hồi trước năm 1975. Pat làm giám đốc của SPI từ ngày mới thành lập vào năm 1996. Năm 2000 khi tôi đến thăm anh chị thì mới được biết đến chương trình này. Thế là kể từ năm 2001 đến nay, tôi vẫn thường xuyên đến tham dự các khoá hội thảo với những bạn bè quốc tế từ khắp các châu lục quy tụ về đây nhằm cùng nhau trao đổi và học tập kinh nghiệm về vấn đề “Chuyển hoá Tranh chấp, Xây dựng Hoà bình” (Conflict Transformation, Peacebuilding).Tại đây, tôi thường ở tại nhà anh chị Martin như một thành viên trong cùng một gia đình vậy. Anh chị dành cho tôi một phòng nhỏ cả ba mặt là cửa sổ, thật là thoáng mát mà yên tĩnh. Nhà còn có thêm mấy phòng ở trên lầu thường được dành cho các sinh viên theo học tại EMU. Các cửa ra vào phía trước, phía sau và phía ngang hông nhà thì ngày cũng như đêm không bao giờ lại khoá cả. Thật đúng là cái cảnh “Thời thái bình cửa thường để ngỏ” chính là tại nơi đây vậy.Tôi thường dậy sớm lúc 1-2 giờ sáng, nên ra ngoài rảo bộ trong khuôn viên Đại học sát với nhà, thật là tĩnh lặng. Chừng một vài giờ sau thấy mệt thì mới về phòng đi ngủ lại, hay nếu thấy khoẻ khoắn thì lại tiếp tục đọc sách hay là ra phòng làm việc của anh chị để xài internet.Buổi sáng anh chị pha cafe và làm món ăn cho tôi cùng ăn với cả gia đình anh chị. Vì mấy cháu đều lớn và ra ở riêng, nên lâu lâu mới về thăm cha mẹ.Anh chị đã có một cháu nội là Sophie chưa đày 5 tuổi mà ăn nói đối đáp rất linh hoạt xí xọn. Buổi trưa, thì thường ăn ở Đại học. Chỉ có buổi chiều mới lại ăn chung ở nhà và lại thường có thêm một vài khách mời là các sinh viên hay khách quốc tế khác. Lối ăn uống tại nhà anh chị rất thanh đạm với nhiều rau, đậu và trái cây nhiều hơn là cá thịt. Và thường cũng chỉ uống nước lạnh, chứ không hề dùng nước ngọt hay rượu, bia bao giờ cả.Pat và Earl đều là những tín đồ thuần thành của Giáo hội Mennonite. Anh chị làm việc lâu năm cho tổ chức xã hội MCC (Mennonite Central

Page 4: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

Committee) tại nhiều nước Á châu như Việt nam, Philippines, Indonesia, Trung quốc v.v...Hiện Pat đã về hưu, còn Earl thì làm nghề thợ mộc (carpenter). Nhưng lâu lâu vẫn nhận một số công tác do MCC trao phó, cụ thể như từ đầu năm 2009 thì cả hai anh chị đã đến sinh hoạt với các giáo sư của MCC dậy Anh văn tại các Đại học ở Trung quốc, hay đi gặp gỡ với các cơ sở của MCC tại Ai cập. Nhất là với cương vị làm Giám đốc SPI liên tục trên 12 năm, thì Pat quen biết gần gũi với cả mấy ngàn người từ khắp nơi trên thế giới mà đã từng đến Harrisonburg tham gia sinh hoạt trong các mùa Hè tại Đại học này.Chúng tôi chuyện trò trao đổi với nhau thật là tương đắc. Anh chị luôn khích lệ và ủng hộ công việc nghiên cứu về Xã hội Dân sự của tôi. Cụ thể là từ năm 2007, Earl đã giới thiệu tôi với Giáo sư Walter Sawatsky tại Indiana để tôi tiếp súc và mời giáo sư cùng hợp tác viết chung cuốn sách về Đông Âu với tôi, vì giáo sư là người chuyên môn dậy học và nghiên cứu về Tôn giáo tại Đông Âu. Nhờ vậy mà cuốn sách này có cơ được hoàn thành vào năm 2010 sắp tới với hy vọng sẽ được môt nhà xuất bản Đại học nhận ấn hành vào năm 2011 (University Press).Chúng tôi còn có nhiều kỷ niệm thật lý thú với nhau. Cụ thể như vào năm ngoái 2008, Earl đưa tôi tới tham dự một bữa tiệc thường niên của Tổ chức “Habitat for Humanity” tại Harrisonburg. Earl được mời vì là người đã góp công sức lao đông chuyên môn về nghề mộc trong việc xây cất hay sửa sang nhà cửa cho tổ chức này. Vé mời cho cả hai anh chị, nhung vì bữa đó Pat lại bận một viếc khác không thể đi được, cho nên tôi được đi tham dự thế vào chỗ của chị. Năm nay đặc biệt Earl còn dẫn tôi đi tham dự phiên họp cả môt ngày của thành phố Harrisonburg với chủ đề là “Harrisonburg Summit on Sustainability” do Thị tưởng Kai Degner triệu tập với sự tham dự của chừng 150 tham dự viên gồm toàn những người có sự quan tâm sâu sắc đến sự phát triển và xây dụng bền vững của cộng đồng địa phương của thành phố có số dân 45,000 người, mà riêng số sinh viên của hai trường James Madison University và Eastern Mennonite University đã chiếm tới 20,000 tức là tới 45% dân số của Harrisonburg. Vào lúc kết thúc buổi họp lúc 4.00 PM, tôi đã đưa ra hai lời mời là :a) Xin mời Quý vị đến California để giúp chúng tôi cũng tổ chức một thứ “Summit on Sustainability” như đang thực hiện tại đây;b) Xin mời Harrisonburg nhận kết nghĩa với một thành phố tại Việt nam, tuỳ theo sự chọn lựa của Quý vị.Cử toạ đều tỏ ra hoan hỉ với lời đề nghị này. Tôi có viết bài tường thuật bằng Anh ngữ nhan đề “Summit in Harrisonburg” về ngày sinh hoạt này.Tính ra tôi đã ở với gia đình Martin tại Harrisonburg đến cả chục lần rồi. Mỗi lần, tối thiểu cũng 5-3 ngày; đặc biệt có lần đến cả tháng trời vì tôi phải

Page 5: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

sinh hoạt với SPI trong kỳ hè. Thật là một kỷ niệm êm đẹp mà lại rất bổ ích cho công việc nghiên cứu về văn hoá xã hội dài ngày của tôi suốt từ gần 10 năm nay.

3/ Vùng Thủ đô Washington DC.Tôi hay đến thủ đô Washington DC và từ đó đi tiếp các tiểu bang lân cận trong vùng Đông Bắc nước Mỹ. Lại nữa, tôi hay phải đến sưu tầm tài liệu tại Thư viện vĩ đại vào bậc nhất trên thế giới này, mà tôi đã từng được tập sự tại đây vào năm 1960-61 khi du học tu nghiệp tại Quốc hội Mỹ ở Washington DC dưới thời Tổng Thống Eisenhower và Kennedy.Ngay trong DC, thì gần đây tôi hay đến thăm anh bạn Phạm Gia Luỹ là người cùng làm việc với tôi tại văn phòng Quốc hội Việt nam thời Đệ nhất Cộng hoà cách nay đã trên 50 năm. Anh Luỹ hiện vẫn còn làm việc part-time cho Thư viện, và nhà của anh cũng nằm trong khu South East cua DC, cách Thư viện có chừng 1 cây số, nên có thể đi bộ dễ dàng được. Anh cũng cỡ tuổi ngoài 70 như tôi, nhưng hiện sống cu ky có một thân một mình. Nhà anh lại sát bên bờ sông Potomac, nên về mùa hè thì luôn luôn có hơi mát từ phía lòng sông toả lên.Cũng tại Thư viện Quốc hội, thì tôi lại còn quen biết thân thiết với Chị Công Tằng Tôn Nữ Liên Hương. Chị làm việc trên 30 năm tại đây, nên rất thành thạo công việc của Thư viện. Chị giúp đỡ rất nhiều cho công việc của tôi tại đây; lại còn hay dẫn tôi đi ăn trưa tại nhà hàng tàu gần vớiThư viện. Có lần Chị cùng phu quân là Jeff đãi tôi ăn ở quán cơm Việt nam trong khu thương xá Eden ở Falls Church nữa. Còn phần nhiều, thì tôi hay trú ngụ tại nhà bà con và bạn hữu tại các thành phố Arlington, Falls Church, Annandale, Fairfax v.v...thuộc Virginia ở sát với thủ đô. Bởi lý do là đi xe điện metro vào DC rất là thuận tiện và lại cũng gần với khu Thương xá Eden đày dãy hàng quán buôn bán rất sầm uất của người Việt chúng ta. Tôi hay ở với anh Vũ Hàm Huy là ông anh của bà xã nhà tôi. Anh Huy đã ngoài 80 tuổi, hiện sống với gia đình con gái là cháu Loan ở thành phố Annandale gần kề với Đại học NOVA. Chị Huy mất đã lâu, nên anh dồn hết tâm trí chăm sóc cho lũ con mà hiện cũng vẫn còn mấy cháu ở lại Việt nam. Anh rất siêng năng việc đạo, mỗi ngày mỗi đọc kinh lần hạt đến mấy tiếng đồng hồ. Ngày chủ nhật thì anh đến dự thánh lễ và sinh hoạt đạo đức gần như trọn buổi với giới cao niên tại Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo ở Arlington. Tại nhà thờ này, tôi còn gặp lại Anh Bùi Hữu Thư bạn học ở Chu Văn An Hanoi hồi trước 1954. Trước đây Thư là Đại tá trong binh chủng Hải quân; nay anh chuyên đi dậy học về môn Triết học và Thần học. Và còn giữ chức vụ Chủ tịch Cộng đoàn Công giáo tại giáo xứ trong nhiều năm nay.

Page 6: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

Năm ngoái 2008, thì có lần tôi ở nhà với cousin là Ngô Văn Vĩnh ở thành phố Reston gần với phi trường Dulles. Vĩnh trước là sĩ quan trong ngành Không quân. Sau đó thì tôi cũng đến ở với anh Paul Văn cũng gần phi trường để di chuyển cho tiện.Tại miền thủ đô Washington này, tôi còn rất nhiều bạn hữu khác nữa. Có bạn cùng học Trung học với nhau ở ngoài Bắc như Hoàng Song Liêm, Ngô Đình Thuấn, Đinh Từ Thức, hay cùng học Luật ở Saigon như Chị Lê Mỹ Nhan và các Anh Nguyễn Cao Quyền, Châu Kim Nhân. Bạn cùng ở nhà tù cộng sản với nhau như Đỗ Ngọc Long, Đoàn Viết Hoạt, Vương Đức Lệ, Trần Thắng Thức, Mai Trung Tĩnh. Bạn cùng hoạt động trong tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam như Chị Jackie Bông, các Anh Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quốc Quân. Đặc biệt còn có Trần Tử Thanh là thứ nam của Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Tường Ánh con trai nhà văn Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long. Mấy năm trước, tôi hay đến ở với Anh Phó Bá Long mà nay anh vừa mới qua đời hồi đầu năm 2009 này. Về giới đồng nghiệp luật sư ở Saigon trước đây, thì tại DC tôi hay gặp các anh Đỗ Ngọc Phú, Nguyễn Thế Sinh, Nguyễn Thế Toàn. Về giới văn nghệ sĩ, nhà văn nhà báo, thì tôi hay gặp các anh Uyên Thao, Lê Thiệp, Vũ Thuỵ Hoàng, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Văn Khanh, Đào Hiếu Thảo.Về các bạn cùng ở cư xá sinh viên Câu Lạc Bộ Phục Hưng, thì vừa đây chúng tôi có dịp gặp lại nhau vào Thứ Bảy 20 Tháng 6 tại nhà Anh Chị Dương Quang Hớn cùng vói các Anh Đinh Trường Hảo, Nguyễn Văn Thành, Lâm Văn Nam, Đoàn Hữu Phương, Nguyễn Sơn Diệm và Nguyễn Phi Hoàng. Tôi cũng có dịp đến thăm Chị Xuân Lan với phu quân là Luật sư Nguyễn Khắc Chính tại Silver Springs. Chị Xuân Lan trước kia là Dân biểu Quốc hội thời Đệ nhất Cộng hoà.Nói chung thì hầu hết các bạn hữu quen biết với tôi mà ở vùng thủ đô Washington DC, thì đều rất thành công trong xã hội trước đây ở Việt nam cũng như hiện nay trên đất Mỹ. Và tôi thật vui mừng được các bạn đón tiếp hết sức thân tình niềm nở, cũng như luôn tán thành khích lệ cho công việc về văn hoá xã hội của tôi. Quả thật bạn bè là “Phúc lộc Trời cho” (Friends are Blessings) như tôi đã có dịp viết nhiều chi tiết trong một bài báo năm 2008 vừa qua vậy.

Phần Thứ Hai : (xin đọc tiếp)4/ Thành phố Baltimore tiểu bang Maryland.5/ Thành phố Akron, Philadelphia tiểu bang Pennsylvania.6/ Thành phố Elkhart tiểu bang Indiana7/ Thành phố Edison tiểu bang New Jersey8/ Thành phố New York

Page 7: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

4/ Thành phố Baltimore tiểu bang MarylandBaltimore cách xa Washington DC chừng 50 dặm về hướng Bắc, có nhiều chuyến xe điện, xe lửa và xe bus để vào thủ đô. Vì thế có rất đông dân cư ngụ tại đây mà hằng ngày đi làm tại DC. Năm nay tôi đến ngụ tại nhà cháu Vui là trưởng nữ của chú Trùm Ngữ từ miền Dốc Mơ Gia Kiệm ở Long Khánh. Cháu có bằng cao học về ngành Y tế công cộng và được tuyển dụng vào làm việc trong Khoa nghiên cứu về ung thư tại Đại học Johns Hopkins tọa lạc tại khu downtown thành phố Baltimore. Chồng cháu là Hòa làm kỹ sư về ngành điện và có công việc làm ổn định. Đúng như tên gọi của hai vợ chồng “Vui-Hòa”, tôi rất mừng vì thấy gia đình các cháu thật là thuận thảo, đày ắp tình yêu thương đằm thắm. Trong thời gian ở đây, tôi có dịp chuyện trò với bố của Vui hiện vẫn còn ở miệt Long khánh. Đó là chú em kết nghĩa lâu năm với tôi ở quê nhà trước đây đã khá lâu. Trong điện thọai, chú Ngữ kêu tôi là “anh cả”. Chú rất quý mến Thầy Phạm Tất Hanh là người thầy giáo rất tận tình hướng dẫn dìu dắt cho Vui ngay từ lúc còn tấm bé ở với gia đình ở miệt quê Gia kiệm. Gia đình hai bạn trẻ Vui- Hòa này có hai cháu bé mà được bà nội và người dì tức là cô em gái của Vui cùng phụ giúp trông nom chăm sóc, nên cuộc sống với cả ba thế hệ già có, trẻ có này rõ rệt là khá thanh thản ấm cúng. Nhà các cháu ở gần ga xe metro, nên đi lại rất thuận tiện.Các cháu dành cho tôi cả một căn phòng dưới hầm (basement) với đày đủ tiện nghi, kể cả máy computer/printer, nên tôi có chỗ làm việc và nghỉ ngơi thật là yên tịnh thỏai mái. Mùa hè bà cụ trồng được nhiều rau thơm và ủ cả giá sống, nên trong mỗi bữa ăn đều có nhiều chất xơ thật là tốt cho việc tiêu hóa. Mấy tuần lễ trước lúc ở nhà các bạn người Mỹ, thì đâm nhớ món ăn Việt nam. Nay ở nhà cháu Vui, thì không còn thiếu các thứ món ăn quen thuộc của người mình nữa. Lại nữa, nhờ hiểu biết nhiều về khoa dinh dưỡng, nên Vui rất chu đáo trong việc lựa chọn món ăn làm sao tránh được những chất độc hại cho cơ thể. Cháu hay đi chợ của người Amish để mua được các thứ rau đậu, trái cây và thịt cá có tính chất lành mạnh mà người Mỹ gọi là healthy/organic food.Về đời sống tinh thần, cháu sinh họat nhiều với giáo xứ Mỹ và học tập được lề lối tổ chức sinh họat rất lớp lang gọn gàng của họ. Có lần Vui chở tôi đến khu downtown để tham dự thánh lễ và sinh họat với các cô giáo gốc từ Philippines; thật là sinh động và ấm cúng với sự chia sẻ cởi mở thân tình của một nhóm nhỏ người Á châu mà sinh sống giữa lòng một đô thị của Mỹ. Vui tâm sự : “Mấy đứa con của tụi cháu sinh trưởng trên đất Mỹ, tụi chúng phải hội nhập tối đa với xã hội Mỹ. Do đó mà cha mẹ cũng phải nương theo cái đà hội nhập như thế, thì mới có thể gần gũi tâm sự mật thiết với con hầu có thể hướng dẫn tốt đẹp giúp cho bọn chúng được…” Nói chung, thì bác

Page 8: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

cháu chúng tôi dễ thông cảm trao đổi suy nghĩ và kinh nghiệm họat đông với nhau, vì cùng xuất thân từ môi trường nông thôn ở Việt nam, mà lại có cơ hội được học tập và sinh sống tại một xã hội tiến bộ như ở nước Mỹ ngày nay. Tôi thật tâm phấn khởi được chứng kiến cái tinh thần nhân bản và cả tấm lòng nhân hậu được thể hiện rõ nét trong cuộc sống ấm cúng của gia đình các cháu dù mới đang ở vào lứa tuổi 30-40 trên đất Mỹ này. Trong mấy ngày đầu tháng 6 ở Baltimore, tôi được Vui chở đi thăm khu trung tâm thành phố với Vương cung Thánh đường, khu Inner Harbor và một số phố xá cổ xưa. Vui cũng còn chở tôi đến thăm anh họa sĩ Vũ Hối ở thành phố Laurel, anh Phạm Đình Lộc ở thành phố Frederick cũng gần với Baltimore. Và sau cùng, cháu chở tôi đến với gia đình Matt và Marylou Matteson ở thành phố Akron tiểu bang Pennsylvania.

5/ Thành phố Akron và Philadelphia tiểu bang Pennsylvania.A) Akron là một thành phố nhỏ trong khu Lancaster gần với thủ phủ

Harrisburg của tiểu bang Pennsylvania. Tôi đã tới đây nhiều lần để thăm viếng cơ sở trung tâm của cơ quan xã hội Mennonite Central Committee (MCC). Vùng này có nhiều người Amish sinh sống trong các nông trại nho nhỏ, mà rất gọn gàng xinh xắn với cây cối và hoa màu được chăm sóc rất chu đáo. Có một số nơi người Amish lại không hề dùng điện, điện thọai hay máy móc gì cả. Tôi sẽ có dịp viết chi tiết hơn về vùng đất Pennsylvania là quê hương của những người yêu chuộng hòa bình với các nhóm Quaker, Mennonite và Amish … vào một dịp khác.Cũng như năm ngóai, năm nay tôi đến đây sinh sống với gia đình Matt và Marylou Matteson mà tôi đã quen biết thân thương kể từ năm 2001 khi tôi được bố trí sinh sống với anh chị trong dịp tham dự sinh họat về Xây dựng Hòa bình tại Knoxville Tennessee, như đã viết ở phần đầu của lọat bài này.Matt hồi còn trẻ đã ở trong binh chủng Thủy quân lục chiến (Marines) của Quân lực Hoa kỳ và đã có thời phục vụ tại Việt nam và ở Nhật. Anh rất khéo léo chân tay, biết sửa chữa xe hơi, đóng bàn tủ, đóng giày dép v.v… Gia đình này mới dọn từ Knoxville lên đây để làm việc cho MCC. Chúng tôi thân thiết với nhau như anh em kết nghĩa từ 7-8 năm nay. Marylou hồi trước làm về kế tóan (book keeping) cho một trường trung học ở Knoxville. Chị có tài viết thư rất dễ thương để thông báo tin tức cho các bạn bè về sinh họat của gia đình cũng như của cộng đòan những người cùng lý tưởng xây dựng hòa bình theo tinh thần của Thiên chúa giáo. Anh chị có hai con trai đều đã trưởng thành và lập nghiệp sinh sống riêng biệt. Lại có con dâu là người gốc Ba lan, nên anh chị có dịp gặp gỡ tiếp xúc nhiều với bên suôi gia tại Ba lan; nhờ vậy mà hiểu biết rõ rang hơn về tình hình ở bên Đông Âu. Năm ngóai khi sinh

Page 9: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

cháu nội, anh chị đã thông báo cả hình ảnh và sinh họat của cháu cho bạn bè cùng khắp qua ngả e-mail, trong đó tôi cũng là một trong danh sách người nhận tin này. Cũng như với gia đình Foster ở Tennessee và gia đình Martin ở Virginia, tôi thật thỏai mái lại được sinh sống mấy ngày với gia đình Matteson này tại địa chỉ mới ở thành phố Akron, liền sát với trụ sở chính của MCC.Anh chị dành một phòng riêng cho tôi. Và chúng tôi cùng ăn bữa sang và chiều tại nhà, còn bữa trưa thì ăn tại phòng ăn của cơ quan. Tuy không thịnh sọan như tại nhà của Jim và Sandy ở Knoxville, tại đây Marylou cũng sọan bữa ăn khá tươm tất và như thường lệ chúng tôi cũng đều nắm tay nhau cùng cầu nguyện trước khi dùng bữa. Có khi Matt bảo tôi xướng lời kinh nguyện và tôi luôn hồn nhiên đọc lời kinh theo lối ứng khẩu của mình, phản ánh đúng tình hình sinh họat của chúng tôi vào lúc đó. Mỗi ngày tôi cùng hai người đi bộ có chừng 100 mét là tới trụ sở MCC, Matt và Marylou thì làm việc bình thường, còn tôi thì cả ngày ngồi tham khảo tài liệu sách báo ở Thư viện cũng như thỏai mái sử dụng computer để liên lạc thư tín hay viết lách bài vở của mình. Anh chị chú tâm theo dõi các họat động nghiên cứu cũng như tranh đấu cho nhân quyền của tôi, và luôn luôn khích lệ và hỗ trợ tinh thần cho tôi. Marylou nói :” Anh Liêm có bạn bè ở khắp mọi nơi và không một ai lại có thể từ chối không hỗ trợ cho công việc anh làm để phục vụ nhân quần xã hội…”. Vì hiểu biết nhiều về tình hình ở Ba lan, nên anh chị dễ thông cảm với sự trình bày của tôi về chế độ độc tài tòan trị cộng sản ở Việt nam hiện nay. Nói chung thì tình liên đới thông cảm giữa gia đình Matteson và tôi mỗi ngày thêm khắng khít bền chặt, bởi lẽ chúng tôi đều “chung với nhau nhìn về cùng một hướng” như văn hào Saint-Exupery của Pháp đã viết ra từ hồi thế chiến thứ hai cách nay đã gần 70 năm.Nhân tiện cũng xin ghi thêm là người trước đây hay hướng dẫn tôi tại Akron là Ông Donald Sensenig. Ông là một mục sư thuộc Giáo hội Mennonite, đã từng giảng đạo nhiều năm ở Việt nam.Nay đã hồi hưu, nhưng vì ông rất thông thạo tiếng Việt, nên Tòa Án hay nhờ ông làm nhiệm vụ thông dịch trong các vụ kiện có liên quan đến người Việt ở địa phương. Ông thường dẫn tôi đi ăn tại các quán có bán món ăn Việt nam.

B) Philadelphia là một thành phố lịch sử quan trọng bậc nhất trong thời kỳ lập quốc của Liên Bang Hoa Kỳ. Người dân ở đây tự hào với cái danh hiệu “Thành phố của Tình Huynh Đệ” (City of Brotherly Love), vì theo nguyên ngữ tiếng Hy lạp : Phil = Yêu thương, Adelphia = Huynh Đệ. Tôi đã có rất nhiều lần đến thành phố này, mấy năm trước là để gặp gỡ với Chị Sophie Quinn-Judge là giáo sư sử học tại Temple University ở khu vực downtown. Tôi cũng gặp Anh John Sommer trước kia là đòan

Page 10: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

viên của IVS tại Việt nam hồi 1964-65. Tôi đã có dịp viết chi tiết về Sophie rồi, nên khỏi cần nhắc lại ở đây nữa. Năm 2009, tôi đến cư ngụ với gia đình của cô Mỹ Linh ở gần khu Italian Market phía nam Philadelphia. Cô là con thứ mười của Cụ Nguyễn Văn Phát một nhà doanh nghiệp nổi tiếng ở miền Nam hồi trước 1945.Chồng của Mỹ Linh là Nguyễn Ngọc Hoan là thứ nam của Bác Nguyễn Ngọc Chương có liên hệ bà con với Bác sĩ Vũ Ngọc Hòan. Sau 1975, chú Hoan bị đi học tập theo diện “sĩ quan biệt phái” và đã tử nạn trong thời gian ở trong tù.Thừa hưởng óc kinh doanh của cha, nên Mỹ Linh rất tháo vát trong việc làm ăn, kể cả sau năm 1975. Nhờ vậy mà có được phương tiện cho cả ba cháu trai vượt biên qua được bên Úc và bên Mỹ.Từ lâu mấy chị em của Mỹ Linh lại rất thân quen với người Chị của tôi là Bà Trường Xuân buôn bán vàng ở Ngã Ba Ông Tạ. Coi tôi như người anh lớn trong gia đình, nên Mỹ Linh chăm sóc lo lắng cho tôi khá chu đáo suốt mấy ngày tôi viếng thăm Philadelphia vào trung tuấn tháng 6 vừa đây. Gần bên nhà là giáo xứ Saint Thomas Aquinas lại có Cha Đinh Công Hùynh là chỗ thân thiết với tôi từ lâu, vì là người cùng quê hương Bùi chu với nhau và tuổi tác cũng gần với nhau. Nên Mỹ Linh cũng mời Cha Huỳnh ra nhà dùng cơm chung với tôi nữa. Vì mới về Việt nam qua, nên Mỹ Linh thết đãi chúng tôi mấy món đặc sản mang được từ quê nhà qua đây. Thật là một buổi gặp gỡ kỳ thú, bất ngờ.Tôi chú ý nhiều đến chuyện Mỹ Linh kể về mối liên hệ của gia đình với hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận từ thời trước 1945. Hồi đó hai nhà thơ này đều làm công chúc trong chánh phủ thuộc địa ở Nam kỳ, và hai ông nhân ông bà cụ là cha mẹ đỡ đầu. Do đó mà hay lui tới sinh họat ăn uống rất tự nhiên thỏai mái với tất cả gia đình. Nhưng mà sau 1975, các ông theo đòan quân chiến thắng trở lại Saigon, thì cũng chẳng giúp đỡ được gì cho gia đình giữa cơn bĩ cực khó khăn bối rối tại khắp miền Nam hồi đó. Ông cụ thì đã già yếu quá rồi, mà thấy bất lực trước cơn họan nạn xảy ra cho lũ con lũ cháu. Và chẳng bao lâu sau, thì cụ ông cũng từ trần. Mỹ Linh tâm sự : “ Thực tình mà nói chúng em chẳng có gì phải trách móc các anh Xuân Diệu Huy Cận, bởi lẽ họ cũng chẳng hề có quyền hành gì trước cơn hỏang lọan ở miền Nam sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975. Thôi thì mình cũng như mọi bà con khác: “ Ai sao tôi vậy, chứ biết làm sao khác được”!!Tôi sẽ còn có nhiều dịp đến thăm và nghiên cứu tại mấy Đại học như Temple, Swarthmore… trong khu vực này. Và gia đình của Mỹ Linh với cháu Huy đã và sẽ là căn cứ yểm trợ vững chắc cho các họat đông văn hóa xã hội của tôi tại cái nôi của cuộc Cách mạng Độc lập Mỹ từ trên 200 năm trước.

Page 11: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

6/ Thành phố phố Elkhart tiểu bang Indiana.Elkhart là một thành phố nhỏ có chừng 43,000 dân, tọa lạc về phía đông bắc tiểu bang Indiana và cách xa Chicago chừng 100 dặm. Từ ba năm nay, cứ vào mùa hè thì tôi đến tham khảo với giáo sư Walter Sawatsky chuyên dậy về vấn đề tôn giáo của chủng viện kinh thánh có tên là “Associated Mennonite Biblical Seminary” (AMBS).Walter Sawatsky người gốc Canada, chừng 65 tuổi là một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về vấn đề tôn giáo ở Đông Âu, ông rành tiếng Nga, tiếng Đức. Walter lo cho tôi ở tại nhà khách (guesthouse) của AMBS. Vì là một cơ sở giáo dục, nên AMBS chiếm một diện tích khá rộng đến trên 34 acres với nhiều dãy nhà cho sinh viên cư ngụ, phòng học, văn phòng, phòng họp, phòng cho mỗi giáo sư, nhà ăn v.v… Đặc biệt là có một thư viện rất khang trang, chứa đến cả 100,000 tài liệu sách báo chuyên về vấn đề tôn giáo. Cảnh trí ở đây thật là êm ả khỏang khóat với nhiều lùm cây, thảm cỏ và bồn hoa cùng với nhiều đồ hình điêu khắc hiện đại mà trang nghiêm. Sáng trưa chiều tối, tôi tha hồ mà đi bách bộ trong nhiều ngõ ngách trong khuôn viên chủng viện, và cảm thấy thư thái lâng lâng. Tâm trạng bình thản này rất cần thiết cho sự theo đuổi nghiên cứu đường dài của tôi về đề tài “Sự phục hồi Xã hội Dân sự tại Đông Âu 1989-2009”, mà đã khởi sự từ năm 2000, tức là cách nay đã đến 9 năm.Tôi phải cầu viện đến giáo sư Sawatsky vì ông mới là người có thẩm quyền nhất trong lãnh vực nghiên cứu về tôn giáo ở Đông Âu. Sau nhiều cuộc trao đổi bàn bạc, ông đã đồng ý phụ trách phần viết về “Sự phục hồi tôn giáo ở Đông Âu sau khi chế độ cộng sản xụp đổ năm 1989” là một phần quan trọng trong cuốn sách mà chúng tôi đang chuẩn bị để có thể hòan thành vào cuối năm 2010 để còn đưa cho một nhà xuất bản Đại học (University Press) ấn hành trong năm 2011. Tài liệu về tôn giáo ở trong thư viện của AMBS thật là phong phú, mà chỉ riêng về mục các tạp chí không thôi thì cũng đã đến cả con số ngàn đơn vị, kể cả các tạp chí viết bằng tiếng Pháp, Đức, Tây ban nha… nữa. Những tài liệu này tôi không thể tìm thấy tại Thư viện Quốc hội ở Washington được, dù đây là lọai thư viện được xếp vào lọai nhất trên thế giới. Nói chung thì AMBS đã cho tôi cơ hội tham khảo rất tốt về khía cạnh tôn giáo ở Đông Âu và giáo sư Sawatsky là người tôi hòan tòan tin tưởng trong lãnh vực này.Tuy tôi không đến cư ngụ tại một nhà của người bạn nào, nhưng vì đã nhiều lần đến Elkhart, nên tôi được dịp gặp gỡ thân quen với nhiều người khác nữa ngòai với giáo sư Sawatsky tại cơ sở AMBS này. Trước hết phải kể đến chị Grace Mishler là một chuyên gia về việc đào tạo cán sự xã hội. Chị bị bệnh về mắt, phải dùng gậy dò đường mới di chuyển được, nhưng mà lại rất năng động về công tác xã hội. Chị vẫn thường qua Việt nam để phụ giúp việc tổ

Page 12: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

chức đào tạo ngành cán sự xã hội tại đây, cũng như phục vụ người khuyết tật. Hai năm trước, Grace là người sắp xếp chương trình làm việc cho tôi tại đây. Nhờ chị mà tôi gặp lại được chị Mai Beane là em gái anh bạn Huỳnh Phú Hạnh trong nhóm Thanh niên Thiện chí hồi trước. Nhưng năm nay khi tôi đến Elkhart, thì Grace lại đã đi Việt nam rồi. Bù lại thì giáo sư Sawatsky lại cử anh Matt Tschetter để lo lắng mọi chuyện cho tôi. Ngòai ra thì tôi còn được một vài sinh viên khác nữa cũng giúp đỡ mỗi khi tôi cần đến việc gì. Vì AMBS cũng nhỏ thôi, nên việc tôi làm chung với giáo sư Sawatsky là một vị trụ cột ở đây, thì nhiều người cũng biết đến và họ đều có thiện cảm với tôi. Vì thế mà tôi cảm thấy thật là tự nhiên thỏai mái (at home) như là một thành viên của cộng đòan giáo sư và sinh viên ở chủng viện này, chứ không phải là một người khách lạ lẫm nào khác.

7/ Thành phố Edison tiểu bang New JerseyEdison cũng là một thành phố nhỏ nữa với cỡ 100,000 dân, nhưng chỉ cách xa New York chừng 60 miles thôi, mà lại nằm trên trục đường Washington-New York, nên việc đi lại rất ư là thuận tiện. Tôi hay dừng lại đây để thăm gia đình anh Chu Văn Hồ là người bạn đồng hương và đồng môn hồi học ở Chu Văn An Hanoi trước 1954. Trước 1975, anh Hồ là Đại tá Chỉ huy trương Trung tâm An bài Điện tử của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lưc Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó anh phải đi học tập cải tạo nhiều năm và mới qua định cư tại Mỹ vào năm 1990. Làng quê anh là xã Hạc châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nằm sát với bến đò Sa cao bên bờ sông Hồng qua phía tỉnh Thái Bình.Hạc châu chỉ cách xa xã Cát xuyên với địa danh nổi tiếng “Chợ Cát” của tôi có chừng 3 cây số. Thành ra có thể nói anh Hồ là người bạn gần với làng quê của tôi nhất, sau Đại tá Phạm Văn Liễu ở xã Thọ Vực thì chỉ cách chợ Cát có chừng 2 cây số mà thôi. Do vậy mà hai chúng tôi rất gần gũi thân thương với nhau.Hè năm ngóai, trên đường từ Washington đi New York, tôi cũng đã ghé qua thăm bạn. Năm nay, tôi lại đến nữa, vì muốn được nghe anh kể chuyện về bà con và bạn hữu ở bên quê nhà, lý do là anh chị mới về thăm quê hương suốt ba tháng đầu năm 2009 vừa qua. Trong suốt một ngày ở nhà anh, tôi được nghe bạn kể nhiều chi tiết về tình hình sinh họat của các bạn ở ngòai Bắc mà đã trên 55 năm nay, tôi chưa bao giờ được gặp lại. Xin ghi sơ lược như sau : Trước hết là bạn Đặng Công Tọai học chung lớp Đệ Tam năm 1951-52 tại Trung học Hồ Ngọc Cẩn ở Trung Linh Bùi chu với tôi. Hồi này Tọai đã yếu nhiều, lại góa vợ nên sống cũng cô đơn. Nhờ rành về khoa châm cứu, nên Tọai cũng biết cách chăm sóc sức khỏe không những cho chính bản thân mình, mà còn giúp đỡ được cho một số thân nhân khác nữa. Dịp này, tôi cũng nói chuyện được với Tọai qua điện thọai và anh muốn làm sao có được

Page 13: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

mấy cuốn Kỷ yếu của Nhóm Cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn Trung Linh do bọn tôi ấn hành ở California từ mấy năm trước, để mà tìm lại được kỷ niệm của cái thời niên thiếu đã trên 50 năm trước ở quê nhà. Tôi đã hứa với Tọai là sẽ tìm cách gửi về cho bạn trong thời gian sớm nhất.Người bạn tiếp theo mà tôi nhờ anh Hồ mới gặp lại qua điện thọai, đó là Đăng Xuân Lôi là dân gốc ở Hành Thiện mà cùng học lớp Đệ nhất ở Chu Văn An với tôi năm 1953-54. Lôi khá thành công trong học vấn và làm giáo sư ở đại học Bách khoa Hanoi. Tôi cũng được tin Bác sĩ Phạm Xuân Nhàn vừa qua đời cuối năm 2008. Hồi học Chu văn An chung với bọn tôi, Nhàn nổi tiềng là một boxeur, mà tính tình thật là hiền hậu dễ thương. Chúng tôi cũng thương tiếc bạn Đặng Mộng Lân là một nhà nghiên cứu tên tuổi về môn Vật lý mà cũng quê ở Hành Thiện và học chung ở Chu Văn An với nhau, thì Lân cũng đã ra đi cách nay mấy năm rồi.Và qua cuốn Kỷ yếu của nhóm Cựu học sinh “ Nguyễn Khuyến Trà Bắc niên khóa 1947-49” mới ấn hành năm 2008, mà Hồ có cho tôi xem, thì tôi biết được địa chỉ của hai bạn nữa. Đó là Ngô Văn Trọng và Ngô Quang Quyền. Tôi có điện thọai mà không được gặp cả hai bạn này, nên đã gửi thư để thăm hỏi các bạn vậy. Vắn tắt lại, là nhờ có anh Hồ mà tôi đã nối lại được mối giây liên lạc với các bạn đồng môn, đồng hương mà đã xa cách nhau suốt từ năm 1954 đến nay. Dĩ nhiên là hai chúng tôi còn tâm sự với nhau về nhiều câu chuyện thân thiết nữa, nhưng vì bài báo có giới hạn, nên xin khất để vào dịp khác tôi sẽ viết chi tiết hơn vậy. Rõ ràng là : “Tha hương ngộ cố tri”, gặp lại bạn Hồ nơi đất khách quê người như thế này, kể ra tôi đã được sống lại với biết bao kỷ niệm thân ái vừa với quê hương bản quán, vừa với các bạn bè của tuổi niên thiếu trên đất Bắc ngày trước, mà nay đã quá xa mất rồi. Xin một lần nữa cảm ơn bạn Hồ nhiều lắm vậy đó.

8/ Thành phố New York.New York là chặng cuối cùng tôi rong ruổi trong cuộc hành trình suốt từ Tennessee ở phía nam qua Virginia, Washington DC, Maryland, Pennsylvania, Indiana và New Jersey trong 2 tháng 5 và 6 năm 2009 này. Tôi đã rất nhiều lần đến viếng thăm thành phố này, vùa để gặp gỡ bạn hữu, tham gia Diễn hành Văn hóa Quốc tế, vừà để tiếp xúc với một số cơ quan văn hóa xã hội.Thành phố này thu hút mỗi năm cả mấy chục triệu du khách từ khắp các nơi tới tham quan hay giao dịch, hội họp, nên gần như là tại khu trung tâm Times Square, thiên hạ không bao giờ lại đi ngủ cả. Người bạn Mỹ gắn bó thân thương với tôi nhất là Dick Hughes từ trên 40 năm nay, thì đã sinh sống tại đây từ trên 30 năm nay, khi từ giã Việt nam vào năm 1976. Trước đây mỗi lần đến New York, thì tôi thường đến ngụ tại căn hộ của Dick ở phía Bắc Manhattan. Nhưng mấy năm gần đây, thì tôi được ông bà

Page 14: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

Trần Đình Trường cho ngụ tại khách sạn Carter nằm giữa khu Times Square rất là thị tứ đông đúc mà rất thuận tiện để đi tới các nơi khác. Nhất là vào dịp Lễ hội Diễn Hành Văn Hóa vào cuối tháng 6 mỗi năm, thì khách sạn Carter mở rộng vòng tay đón nhận hang mấy trăm bà con người Việt từ khắp các nơi quy tụ về, thì tôi dễ được gặp gỡ với nhiều bà con, bạn hữu tại đây lắm lắm. Năm 2009 này, dù kinh tế khó khăn mà có đến 900 người từ phương xa như tôi đến ngụ tại khách sạn. Và theo ông Nguyễn Trung Châu là Trưởng Ban Tổ chức Cuộc Diễn Hành, thì có tới trên 1400 người Việt đã tham gia diễn hành. Thành ra cũng như mấy năm gần đây, phái đòan Việt nam luôn luôn có số đông áp đảo nhất trong cuộc Diễn hành. Tôi khỏi viết thêm chi tiết về cuộc diễn hành này, vì đã có nhiều phóng sự bằng hình ảnh và bài viết quá đày đủ của các nhà báo chuyên nghiệp đã phổ biến trên mạng hay trên các báo in rồi.Mà tôi muốn viết về những cuộc gặp gỡ, sinh họat thân mật riêng tư của tôi với các bạn hữu và bà con thân thiết tại New York vào mùa hè năm nay. Trước hết là tôi có hai buổi chiều tới gặp gỡ với Dick tại văn phòng ở khu phố West End gần phía bờ sông Hudson. Chiều nắng bọn tôi ngồi uống bia giải khát, ăn đậu phọng rang và chuyện trò với nhau. Chúng tôi vẫn liên hệ với nhau qua chương trình giúp đỡ trẻ em Bụi Đời hồi trước 1975 và vẫn tìm cách giữ lại cái kỷ niệm êm đẹp của cái thời trai trẻ với nhiều lý tưởng nhân đạo hồi ấy. Dick và người bạn đời là Sherry lại rủ tôi đi ăn cơm Thái gần đó. Và sau khi ăn thì lại rủ nhau vào quán sách Barnes & Noble coi sách. Giữa lúc ai nấy bận rộn coi sách, thì Dick nghe được bà con nói với nhau là “Michael Jackson vừa mới chết ở Los Angeles”. Dick liền thông báo ngay cho tôi. Đó là vào buổi chiều cỡ 7.00 giờ ngày Thứ Năm 25 tháng Sáu, 2009 chúng tôi đều sửng sốt trước nguồn tin này. Và khi về lại khách sạn, thì tôi thấy TV liên tục loan các tin tức xung quanh sự kiện ra đi bất ngờ của Vua nhạc Pop này. Dick hỏi về tình hình sinh họat của gia đình tôi, và nhất là về mấy cháu vốn hay liên lạc với chú Dick. Đặc biệt là cháu Trực mấy năm trước đây khi học Pharmacy ở Boston, thì hay đến ngụ tại nhà chú. Tôi cho Dick biết là Trực bây giờ là dược sĩ làm ở Riverside, cứ làm một tuần lại được nghỉ một tuần. Lúc rảnh, thì cháu cũng tham gia viết báo cho vui. Về công việc nghiên cứu, thì tôi cũng thông báo cho Dick biết là sau 9 năm miệt mài, nay cuốn sách có cơ sắp thành tựu. Dick thật mừng rỡ cho tôi.Người bạn Mỹ khác mà tôi gặp tại New York dịp này, đó là Doug Hostetter hiện là Giám Đốc Văn phòng Liên lạc tại Liên Hiệp quốc của cơ quan MCC (UN Liaison Office). Doug là em của Pat Martin, đã từng làm việc thiện nguyện ở Tam kỳ Đà nẵng hồi 1966-69.Chúng tôi hay trao đổi e-mail với nhau, và rất tương đắc với nhau về một số vấn đề văn hóa xã hội. Tôi có mời Doug hợp tác với tôi để nghiên cứu về đề tài “The American Peace

Page 15: Vãng gia trên đất Mỹ · Web viewVãng gia trên đất Mỹ. ( Home visit in America ) Đoàn Thanh Liêm . Từ tháng 5 năm 2009 này, tôi đã bắt đầu chuyến đi

Movement and The War in Viet Nam” (Phong trào Hòa bình Mỹ và cuộc Chiến tranh Việt nam). Tôi dự tính sẽ tập trung vào việc này kể từ năm 2011, sau khi đã hòan tất cuốn sách về”Xã hội Dân sự ở Đông Âu” hiện đang viết chưa xong. Doug tỏ ra chú ý đến lời đề nghị này, nhưng chưa thể trả lời dứt khóat ngay được. Ngòai ra tôi cũng đã liên lạc với chị Dinah Pokempner là Cố vấn trưởng của Human Rights Watch, nhưng chị lại đi vắng, nên tôi đã không thể gặp được chị như mọi khi được. Và tôi cũng chẳng thể sắp xếp để gặp gỡ với tổ chức Open Society Institute (OSI do nhà tài chánh George Soros thiết lập) như đã gặp năm ngóai, vì năm nay thời giờ tôi ở New York eo hẹp quá. Điều kỳ thú và bất ngờ nhất với tôi dịp ở New York năm nay là tôi gặp được Chị Lê Nhất Hiền trong phái đòan rất đông đảo của người Việt từ bên Đức qua tham dự Diễn hành. Chị Hiền là bạn đời của anh Trần Hữu Hải, người bạn quý mến của chúng tôi ở Saigon trên 40 năm trước, mà vừa mới ra đi cuối năm 2007. Tôi thật vui mừng được gặp lại chị và Bích Thủy là em dâu của anh Hải nữa. Ngay lập tức tôi đã gọi điện thọai cho Anh chị Hòang Ngọc Tuệ ở Cali để anh chị nói chuyện với chị Hiền. Bạn hữu quý mến với nhau là nhờ cái mối duyên lành như thế đấy. Lọat bài viết đến đây kể đã là khá dài rồi. Tôi chỉ xin ghi tóm lược thêm một vài chi tiết như sau : Thứ nhất về đường dài di chuyển, thì tôi đi máy bay từ California đến Washington cả hai lượt đi và về. Còn tại miền Đông nước Mỹ, thì tôi dùng đường bộ, khi thì xe Amtrak, khi thì xe bus Greyhound, xe metro, khi thì nhờ bà con bạn bè chở bằng xe riêng. Riêng khỏan đường bộ, tính ra tôi đi tới trên 3,000 miles xuyên suốt qua 7 tiểu bang.Thứ hai về các khỏan chi phí, thì tôi được các con và bà con trong gia đình góp cho. Như vậy là lần này không phải làm phiền đến ai ngòai gia đình cả.Thứ ba là nhờ được ăn và ở tại nhà bà con và bạn hữu, nên số chi phí dọc đường tính ra cũng rất ít. Tôi chỉ ngụ tại một khách sạn duy nhất, đó là khách sạn Carter ở New York, mà lại được ông bà Trần Đình Trường cho tôi ở FREE, không phải tốn một xu nào cả. Vì thế, một lần nữa tôi xin ghi ở đây lời cảm ơn chân thành đến với ông bà chủ nhân cùng với các nhân viên của khách sạn Carter.California, Tháng Bảy 2009Đòan Thanh Liêm